Chưa thể xóa sổ gạch nung truyền thống

( Thứ sáu 07/06/2013 | Lượt xem: 3673 )

Sanbetong.com - Hiện nay chính phủ vừa ra thông tư hướng dẫn lộ trình xóa bỏ gạch nung truyền thống bằng vật liệu không nung.Nhưng thực tế các lò gạch nung vẫn rất còn nhiều và còn có xu hướng tăng thêm tại các tỉnh thành.

Lò gạch nung truyền thống

LÒ GẠCH NUNG TRUYỀN THỐNG

Trong tầm 10 năm trở lại đây, với tốc độ phát triển kinh tế cao, tốc độ xây dựng cũng tăng cao dẫn đến nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung vật liệu xây nói riêng cũng tăng rất cao. Số liệu thống kê năm 2009 cho thấy trên toàn quốc đã sản xuất được khoảng 23 tỷ viên đạt tiêu chuẩn :Trong đó vật liệu xây không nung (VLXKN) khoảng 8%, gạch đất sét nung 92% (trong số gạch nung có gạch sản xuất bằng công nghệ lò tuynel chiếm 57%, lò thủ công chiếm 38%, các loại lò khác chiếm 5%).

Chiếm tỷ trọng lớn trọng lớn trong việc sản xuất vật liệu trên là gạch nung từ đất sét với công nghệ lò tuynel. Xu hướng phát triển của lò tuynel ở các đia phương tăng mạnh thay thế dần những lò gạch nung thủ công. Nhiều tỉnh thành phố còn lên kế hoạch chấm dứt việc sản xuất gạch nung bằng lò thủ công như : Đồng Nai, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hoá, Hà Tĩnh... Tuy nhiên, vẫn còn có một số tỉnh có lượng lò gạch nung thủ công tăng như: An Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đồng Tháp, thành phố Hà Nội ...

Bên cạnh đó thì còn một số tỉnh thành phố số lượng không giảm mà còn có xu thế tăng cao như : Hưng Yên, Kon Tum, Vĩnh Long. Đặc biệt có một số tỉnh có số lượng lò gạch nung đứng thủ công lớn nhất toàn quốc là Bắc Giang 2.500 lò, An Giang 1.551 lò gạch nung, thành phố Hà Nội 1.100 lò.

Ngay sau khi Quyết định 567 ngày 28/4/2010 phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 được ban hành, Bộ Xây dựng tổ chức phổ biến Chương trình trên phạm vi cả nước, nhiều địa phương đã ban hành văn bản triển khai Chương trình; có 2 tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai chương trình là tỉnh Thái Bình và Hải Dương. Một số địa phương đã tiến hành xây dựng Quy hoạch phát triển vật liệu xây không nung , hoặc điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương trong đó đã xây dựng kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung, hạn chế đầu tư sản xuất gạch đất sét nung.

Tiếp đó, Chỉ thị số 10 ngày 16/4/2012 tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch nung đất sét nung của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, nhiều địa phương có văn bản triển khai, trong đó có 09 địa phương có văn bản triển khai và báo cáo Bộ Xây dựng, 03 địa phương tổ chức triển khai với hình thức hội nghị là: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Tháp và Bình Thuận.

Để triển khai Chương trình 567 và Chỉ thị 10 một cách hiệu quả, nhiều địa phương đã ban hành Chỉ thị, xây dựng cơ chế chính sách riêng, mạnh hơn, cụ thể hơn phù hợp với điều kiện của địa phương để khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung như: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Ninh, Đồng Tháp, Phú Yên, Bình Thuận và Nghệ An...

Hiện nay đã có 8 tỉnh đã xây dựng Lộ trình xóa bỏ lò gạch nung thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trình Bộ Xây dựng thẩm định và ban hành là các tỉnh: Kon Tum, Quảng Ngãi, Bến Tre, Bắc Ninh, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Dak Nông và Lào Cai.

Về tình hình đầu tư sản xuất vật liệu xây nung: Sản lượng gạch đất sét nung năm 2011 của cả nước vào khoảng 20,9 tỷ viên, chiếm 83,7% vật liệu xây; trong đó sản lượng gạch sản xuất bằng lò thủ công vẫn chiếm khoảng 30 - 35%. Năm 2012 sản lượng sản xuất khoảng 16,5 tỷ viên chiếm khoảng 82% so với  tổng số vật liệu xây; trong đó sản lượng gạch nung sản xuất bằng lò thủ công khoảng 25-30%.

Đến hết năm 2012, trên phạm vi toàn quốc đã đầu tư các dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung với tổng công suất khoảng 5,4 tỷ viên quy tiêu chuẩn, so với sản lượng vật liệu xây sản xuất năm 2012 chiếm 27%. Trong đó gạch xi măng cốt liệu là 4 tỷ viên và gạch bê tông nhẹ là 1,4 tỷ viên.

Như vậy sau gần ba năm thực hiện Chương trình việc đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung của các doanh nghiệp là rất khả quan đạt mục tiêu Chương trình 567 đề ra (mục tiêu Chương trình năm 2015 là 20-25%).

TỔNG HỢP:Phan Vũ

Nguồn: www.sanbetong.com

Thống kê truy cập

Online: 2

Số người truy cập: 2202251