Câu chuyện tái cấu trúc có một không hai tại Xuân Mai

( Thứ sáu 08/11/2019 | Lượt xem: 2509 )

Sanbetong.com - Trước khi nhóm cổ đông mới mua lại 50% cổ phần của Xuanmaicorp từ Vinaconex, Công ty này đang đứng trước bờ vực thẳm: thua lỗ nặng, mất can đối dòng tiền cùng nhiều vấn đề rắc rối có thể xảy ra về pháp lý.

Thế nhưng, một đơn vị từng là niềm kiêu hãnh của ngành xây dựng phía Bắc đã không có một kết cục buồn khi những nhà đầu tư mới sẵn sàng góp sức.

Cán bộ cũ tạo ra lợi nhuận lịch sử mới        

     Năm 2013, vào đúng thời điểm Công ty Xuân Mai lâm vào tình thế khó khăn nhất (lỗ lũy kế gần 88,44 tỷ đồng, mất cân đối dòng tiền nặng…), Vinaconex công bố việc bán 51% cho các nhà đầu tư mới và ông Bùi Khắc Sơn làm đại diện.

     Thời điểm đó, ai cũng nghĩ sẽ có một cuộc “thay máu” dữ dội diễn ra tại Xuân Mai. Thế nhưng, ngoài việc bổ sung thêm thành viên HĐQT theo tỷ lệ vốn góp, toàn bộ ban lãnh đạo cũ của công ty được giữ nguyên. Thậm chí, những vị trí quan trọng bậc nhất trong công ty về tài chính, kỹ thuật đều là người cũ. Nếu nhìn từ bên ngoài, rất ít người có thể hiểu được điều gì đang diễn ra.

Tái cấu trúc Xuân Mai

     Ông Bùi Khắc Sơn – người đại diện cho nhóm cổ đông mới thời đó, giờ là Chủ tịch HĐQT chia sẻ: “Chúng tôi đã làm việc với anh em Xuân Mai từ trước và hiểu về con người ở đây. Các anh em chính là lý do chúng tôi muốn vào Xuân Mai. Họ là những người giỏi chuyên môn, đam mê và tử tế. Đây là chưa kể đến việc công ty có thương hiệu tốt, với truyền thống lịch sử đáng tự hào”.

    Người đứng đầu Xuân Mai hiện giờ nhận xét, những khó khăn mà công ty gặp phải lúc đó chỉ là tạm thời do biến động của thị trường bất động sản và cũng một phần do cơ chế Nhà nước tạo ra. “Chỉ cần thực hiện một số thay đổi theo đúng quy luật thì mọi việc sẽ ổn. Còn về nhân sự thì anh em ở đây hầu hết đều có chuyên môn tốt, đam và sẵn sàng cống hiến thì tại sao lại phải thay?”, ông Sơn nói.

Tái cấu trúc Xuân Mai

      Và trên thực tế, những thành viên chủ chốt của Xuân Mai đều ở lại công ty làm việc. Cũng chính họ là những người đóng góp lớn cho cuộc lội ngược dòng ngoạn mục của Xuân Mai chỉ trong một thời gian rất ngắn. Sau hơn một năm kể từ ngày thay đổi cơ cấu cổ đông, Xuân Mai đã “trở lại đường ray”. 

    Kết thúc năm 2014, lợi nhuận hợp nhất của Xuân Mai đạt 91 tỷ đồng – cao nhất lịch sử công ty tính đến thời điểm đó. Thế nhưng, lợi nhuận không phải là kết quả lớn nhất mà công ty này có được khi tái cơ cấu

Những thay đổi bên trong 

     Ban lãnh đạo vẫn là những người cũ nhưng cách điều hành của HĐQT Xuân Mai có sự thay đổi lớn. HĐQT lập ra 4 Ủy ban nhằm định hướng và kiểm soát các hoạt động điều hành và kinh doanh toàn công ty.

    Các Ủy ban này gồm: Ủy ban Tài chính (xây dựng kế hoạch tài chính và quản trị dòng tiền), Ủy ban Đầu tư và kinh doanh (định hướng về kinh doanh, kiểm soát toàn bộ công tác dầu tư tài sản, dự án), Ủy ban Nhân sự và quản lý chi phí, Ủy ban Giám sát. Sau 3 năm tái cấu trúc, Ủy ban Giám sát được giải tán và thu gọn chỉ còn tổ kiểm toán nội bộ.

    Trong vận hành hằng ngày, nhiều thay đổi cũng được thực hiện, đơn giản nhất đến từ hệ thống CNTT. Với quy trình làm việc mới, mọi thành viên của Xuân Mai không còn dùng máy tính cá nhân mà máy tính sẽ kết nối dữ liệu với máy chủ và được phân quyền truy cập theo vị trí. Nhờ làm việc trên cùng một nền tảng, khả năng làm việc nhóm và phối hợp tại Xuân Mai được tăng cường, phát triển nhanh.

Tái cấu trúc Xuân Mai

      Bên cạnh đó, việc họp điều hành trực tiếp các dự án ở công trường được đơn giản hóa với hệ thống video conference, và camera giám sát. Đặc biệt, các công nghệ xây dựng vốn là niềm tự hào của Xuân Mai như bê tông dự ứng lực tiền chế, tấm tường Acotec… được triển khai mạnh trong các dự án, tạo nên sự khác biệt về tốc độ thi công, chất lượng công trình, cũng như bảo vệ môi trường.

      Trong việc đầu tư, HĐQT của Xuân Mai quyết định cắt lỗ và bán những dự án bị đình trệ nhiều năm mà không thể đẩy nhanh tiến độ triển khai. Đây là sự thay đổi lớn vì với cơ chế trước đây, không ai dám ký quyết định “bán lỗ tài sản của Nhà nước”. Song song với đó, công ty này sẵn sàng thực hiện một số dự án lợi nhuận thấp để đảm bảo việc làm cũng như tạo cơ hội giới thiệu khả năng công nghệ xây dựng của mình. 

Tái cấu trúc Xuân Mai

     Để chuẩn bị cho sự thay đổi lớn về quản trị, Xuân Mai cũng từng bước áp dụng và triển khai thành công công nghệ BIM trong quản lý dự án. Đây được coi như bước thay đổi lớn về trình độ quản lý của công ty so với trước đây.

      Và một trong những thành quả rõ nét sau hơn 3 năm tái cấu trúc là dự án Xuân Mai Dương Nội (mua lại đất sạch từ Tập đoàn Nam Cường). Đây là dự án mà Xuân Mai làm tổng thầu kiêm chủ đầu tư với giá bán căn hộ trung bình 17-18 triệu đồng/m2 – nhà chất lượng tốt và giá rất cạnh tranh.

     Tuy nhiên, căn hộ của Xuân Mai được thiết kế với hệ sinh thái rất tiện nghi: hầm gửi xe rộng rãi, cây xanh, bể bơi, thang máy tốc độ cao… và toàn bộ thiết bị vệ sinh đều là thương hiệu TOTO (Nhật Bản). Cả 8 tòa chung cư với gần 2.000 căn hộ tại đây đều được bán 100% trong hơn 2 năm. Từ dự án này, Xuân Mai nổi tiếng với việc bán nhà giá cạnh tranh nhưng “chuẩn sống cao cấp”.

Mong muốn "Góp những điều giản dị…"

      Năm 2017 là năm đầu tiên sau khi Xuân Mai kết thúc lộ trình 3 năm tái cấu trúc từ 2014-2016. Cả doanh thu và lợi nhuận năm 2017 đều đạt mức cao kỷ lục từ khi thành lập, lần lượt đạt 2.350 tỷ và 130 tỷ đồng. Năm 2018, XMC dự kiến tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số với kế hoạch 2.667 tỷ đồng doanh thu và 141,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

      Ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Xuân Mai chia sẻ, sau giai đoạn tái cấu trúc, cái được lớn nhất của công ty không phải là con số về lợi nhuận trên báo cáo tài chính dù so với ngày trước đó là những con số mơ ước. “Điều chúng tôi cảm thấy tự hào nhất là những giá trị truyền thống của Xuân Mai được củng cố và phát huy. Chúng tôi vẫn tiếp tục ‘góp những điều giản dị’ cho xã hội với nhiều công trình có chất lượng cao”, ông Sơn nói.

Tái cấu trúc Xuân Mai

Tái cấu trúc Xuân Mai

Eco Green Sài Gòn - dự án do Xuân Mai làm tổng thầu với tổng vốn đầu tư lên tới gần 10.000 tỷ đồng.

     Nếu trước đây Xuân Mai từng in dấu trên hàng trăm công trình nhà cao tầng lớn, nhưng chỉ với tư cách là thầu phụ thì giờ đây họ đã trở thành tổng thầu ở những công trình lớn. Một trong những ví dụ rõ nhất là dự án Eco Green Sài Gòn với tổng mức đầu tư lên tới gần 10.000 tỷ đồng.

     Vị Chủ tịch HĐQT này cho biết, trong giai đoạn phát triển mới Xuân Mai không giới hạn ở những dự án nhà thương mại giá trung bình mà sẽ tham gia vào các dự án nhà ở cao cấp, quy mô lớn. Điểm khác biệt như ông Sơn giải thích: “Khái niệm cao cấp với chúng tôi không nằm ở giá bán mà ở chất lượng”. Rồi ông Sơn lấy một ví dụ điển hình là dự án Eco Green Sài Gòn mà Xuân Mai đang tham gia đầu tư và cũng làm tổng thầu.

Tái cấu trúc Xuân Mai

“Nếu so sánh trong phân khúc cao cấp, giá bán của căn hộ chỉ ở mức thấp, nhưng vị trí của dự án nằm trên khu đất vàng và chất lượng căn hộ ở top đầu, với nội thất siêu sang. Đó chính là ‘góp những điều giản dị’ mà Xuân Mai mong muốn tiếp tục mang đến và ‘tạo niềm tin vững bền’ đúng như slogan đã tồn tại hàng chục năm nay của công ty”, ông Bùi Khắc Sơn phân tích.

Bài viết trên báo: vietnamnet.vn

 

Nguồn: Vietnamnet.vn

Tags: ,

Thống kê truy cập

Online: 1

Số người truy cập: 2078982