Những công trình xây dựng bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung
( Thứ ba 04/12/2012 | Lượt xem: 3712 )
Sanbetong.com - Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, không phân biệt khu vực đô thị, không phân biệt số tầng.
1. Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình:
+ Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
+ Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%.
2. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc sử dụng vật liệu xây không nung đối với công trình xây dựng
1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm quy định sử dụng vật liệu xây không nung theo quy định tại Thông tư này khi quyết định đầu tư dự án.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng các loại vật liệu xây không nung phù hợp với quy định tại Thông tư này.
3. Nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm đưa vào thiết kế các loại vật liệu xây không nung phù hợp với từng loại kết cấu.
4. Nhà thầu thi công xây dựng phải tuân thủ quy định của thiết kế về sử dụng vật liệu xây không nung.
5. Nhà thầu tư vấn giám sát có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vật liệu xây không nung theo đúng quy định của thiết kế.
6. Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo việc sử dụng vật liệu xây không nung theo đúng các quy định là yêu cầu bắt buộc.
7. Đối với một số công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận:
a. Bộ Xây dựng đối với các công trình cấp đặc biệt và cấp I;
b. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đối với các công trình an ninh, quốc phòng có yêu cầu đặc biệt về việc sử dụng vật liệu xây;
c. Các Bộ chuyên ngành đối với các công trình đặc thù của ngành;
d. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình còn lại.
Nguồn: www.sanbetong.com
Tin tức khác
- Gạch bê tông khí chưng áp và yêu cầu kỹ thuật(07-01-2013)
- Khái niệm bê tông ứng lực trước(08-01-2013)
- Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ(08-01-2013)
- Hồ sơ xin cấp phép xây dựng cho dự án(08-01-2013)
- Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn(08-01-2013)
- Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tạm(08-01-2013)
- Bê tông là gì?(08-01-2013)
- Bê tông cốt thép là gì?(08-01-2013)
- Bê tông nhẹ Keramzit(19-01-2013)
- Thí nghiệm bê tông cốt thép(22-02-2013)
- Những loại vật liệu không nung phổ biến(04-12-2012)
- Những loại giấy phép xây dựng(15-11-2012)
- Kinh nghiệm sửa nhà bạn cần biết(31-10-2012)
- Định nghĩa giấy phép xây dựng (29-10-2012)
- Điều kiện đối với nhà xây dựng tạm(28-10-2012)
- Chống thấm và chống thấm sàn và mái bê tông(28-10-2012)
- Vật liệu cách âm cách nhiệt trong xây dựng(26-10-2012)