Thí nghiệm bê tông cốt thép

( Thứ sáu 22/02/2013 | Lượt xem: 5983 )

Sanbetong.com - Bê tông cốt thép,thí nghiệm làm rõ ý nghĩa kinh tế và kỹ thuật của bê tông cốt thép.Định nghĩa ,ưu nhược điểm của bê tông cốt thép

Thí nghiệm bê tông cốt thép

BÊ TÔNG CỐT THÉP

Để thấy rõ ý nghĩa kinh tế kỹ thuật của việc đặt cốt thép vào bê tông tạo nên một kết cấu bê tông cốt thép ta làm thí nghiệm sau:

  • Uốn một dầm bê tông ta thấy dầm bị phá hoại khá sớm do vết nứt xuất hiện tại vùng bê tông chịu kéo.Trong khi đó vùng bê tông chịu nén ứng suất nén còn khá bé so với khả năng chịu nén của bê tông.Như vậy khả năng chịu lực của bê tông vùng nén chưa được tận dụng hết gây lãng phí vật liệu (Mà thường khả năng chịu nén của bê tông lớn hơn từ 10 – 20 lần khả năng chịu kéo của nó).
  • Cũng dầm tương tự như vậy nhưng nếu đặt một lượng cốt thép thích hợp vào vùng bê tông chịu kéo thì khả năng chịu lực của dầm bê tông tăng lên rất nhiều .Khi bê tông vùng kéo bị nứt thì cốt thép sẽ thay thế bê tông tiếp nhận toàn bộ ứng lực trong vùng kéo , và dầm vẫn có khả năng chịu tải.Dầm bê tông cốt thép chị bị phá hoại khi bê tông vùng nén bị ép vỡ hoặc cốt thép chịu kéo bị đứt.

Mặt khác thép chịu kéo và nén đều tốt nên có thể đặt thép vào cả vùng bị nén để tăng khả năng chịu lực của vùng bị nén, giảm kích thước tiết diện hoặc để chịu các lực kéo xuất hiện ngẫu nhiên .

Vậy thực chất bê tông cốt thép là một vật liệu xây dựng hỗn hợp mà trong đó cốt thép và bê tông đã liên kết hợp lý với nhau để cùng làm việc trong một kết cấu.

Sở dĩ bê tông cốt thép có thể làm việc được là do:

  • Lực dính bám giữa bê tông và cốt thép : Bê tông khi ninh kết thì dính chặt với cốt thép nên ứng lực có thể truyền từ bê tông sang cốt thép và ngược lại.Lực dính có ý ngĩa hàng đầu, nhờ đó có thể khai thác hết khả năng chịu lực của cốt thép, hạn chế bề rộng khe nứt…
  • Giữa bê tông và cốt thép không xảy ra phản ứng có hại: Bê tông có độ đặc chắc bao bọc bảo vệ cốt thép không bị han rỉ và ngăn ngừa tác dụng có hại của môi trường đối với thép.
  • Bê tông và thép có hệ số giãn nở nhiệt gần bằng nhau: Nên khi nhiệt độ thay đổi trong phạm vi thông thường dưới 100 độ C thì ứng suất (ban đầu) xảy ra trong vật liệu không đáng kể.

duisi

Nguồn: Sưu tầm giáo trình B

Thống kê truy cập

Online: 1

Số người truy cập: 2094470