Kinh nghiệm sửa nhà cũ
( Thứ hai 22/04/2013 | Lượt xem: 14399 )
Sanbetong.com - Gia đình e đang sửa nhà cần mọi người chia sẻ một số kinh nghiệm:nhà e xây từ lâu rồi tường xây, trát chỉ có vữa: cát, vôi (vữa ba ta) thường xuyên bị thấm giờ muốn trát và năn sơn nhưng lại sợ bị rộp nhất là phần chân tường. ai có kinh nghiệm làm thế nào để trát tường cũ mà ko bị rộp thì chia sẻ cho e với.
Trả lời
KINH NGHIỆM SỬA NHÀ CŨ
Bạn kiểm tra kĩ xem bắt nguồn từ đâu ? tường đó sát vệ sinh hay mái tôn nhà hàng xóm , vị trí các chỗ nối ống thoát ống cấp nhà vệ sinh , ống kẽm bt hồi xưa hay dùng có bị hoen gỉ gioăng hay không , nhiều khi chỉ cần 1 chỗ dò nước thì nó lan ra ít thì xung quanh nhiều thì toàn bộ nhà nhìn có khi cũng ko phát hiện hết được bạn ạ
Những nhà xây cũ mà không có giằng chân tường thì thường bị ngấm ngược từ nền lên vữa trát chân tường gây ẩm mốc chân tường do không có lớp bê tông hay lớp vữa xi măng cát vàng chặn ngấm ngược. Vì vậy khi trát lại bạn cần cố gằng hạn chế tối đa việc ngấm ngược sẽ giải quyết được việc này.
Bạn có thể xử lý bằng cách sau khi bóc bỏ hết lớp vữa trát cũ thì đục sâu vào hàng vữa xây ở gần sát nền nhà càng sâu càng tốt - nhưng phải cẩn thận không lại sập tường . Sau đó dùng vòi nước dội nước cho trôi hết lớp vữa vừa đục và làm ẩm lại lớp gạch, dùng vữa xi măng cát vàng miết kín vào. Xử lý như vậy có thể giảm đến 80-90% khả năng thấm ngược lên.
Nếu có thể đục thủng hết lớp vữa xây này (VD nếu không chung tường với hàng xóm chẳng hạn) thì sẽ xử lý được 100% nhưng hơi cầu kỳ một chút, đó là bạn đục cách quãng: cứ đục bỏ 1 đoạn vữa xây khoảng 40-60cm lại để lại 1 đoạn. sau khi nhồi vữa xi măng cát vàng vào khe hở theo cách như trên 1-2 ngày cho vữa khô chắc lại đục nốt đoạn chừa lại và xử lý nốt.
Tương tự sau khi bong bỏ lớp vữa trát cũ thì cũng nên dùng đục mũi nhọn cạo cho sâu các mạch vữa xây cũ, khi trát lại bằng vữa xi măng cát sẽ bồi đủ vào các mạch vữa xây, để giảm tối đa việc ngấm ẩm trong lớp vữa cũ ra mặt tường.
Do tường cũ xây bằng vữa vôi cát nên rất dễ ngấm ẩm và đã giữ một lượng nước ẩm sẵn, vì thế khi sơn nên sơn thẳng vào tường để nước có thể bay hơi khi ẩm qua mặt sơn, không nên bả ma tít rất dễ bị bong rộp hay mốc bên trong sẽ khó xử lý sau này.
Do lớp vữa xây cũ là vữa vôi nên nếu lâu năm thì thường đã hơi mủn mềm, do đó việc đục sâu hay cạo sâu vào mạch vữa cũng không khó khăn lắm đâu.
Sưu tầm: Webtretho.com
Nguồn: www.sanbetong.com
Tin tức khác
- Gạch bê tông nhẹ ACC sử dụng xây nhà ở xã hội(24-04-2013)
- Phong thủy cho cầu thang(27-04-2013)
- Bê tông nhẹ và tấm 3d xây căn hộ(05-05-2013)
- Phong thủy cho mái nhà(08-05-2013)
- Phong thủy cho vị trí kê máy giặt(13-05-2013)
- Cấp phối bê tông(14-05-2013)
- Hiện tượng nứt bê tông(15-05-2013)
- Kinh nghiệm trộn vữa và bê tông(19-05-2013)
- Mác bê tông là gì?(19-05-2013)
- Hư hỏng bê tông và cách khắc phục(20-05-2013)
- Mẹo hay phong thủy chữa lỗi thiết kế nhà có cửa chính và cửa hậu đối diện(14-04-2013)
- Phong thủy cho những hình dáng phòng ngủ nên tránh(12-04-2013)
- Gạch bê tông nhẹ và tính chất vật lý ưu việt(11-04-2013)
- Gạch không nung là gì?(31-03-2013)
- Bloc bê tông nhẹ - Phương pháp thử(19-03-2013)
- Blốc bê tông nhẹ và yêu cầu kỹ thuật(17-03-2013)
- Yêu cầu kỹ thuật đối với thép làm cốt bê tông(08-03-2013)
- Phân loại bê tông cốt thép theo phương pháp chế tạo(26-02-2013)
- Thí nghiệm bê tông cốt thép(22-02-2013)
- Bê tông nhẹ Keramzit(19-01-2013)