Bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa
( Thứ hai 24/06/2013 | Lượt xem: 5834 )
Sanbetong.com - Ở cuộc thi Ý tưởng tưởng xanh năm 2009 dự án “Bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa” của tác giả Nguyễn Tấn Khoa, sinh năm 1987 , quê ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, cựu sinh viên trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã đạt được giải nhì cuộc thi.
BÊ TÔNG NHẸ CỐT LIỆU GÁO DỪA
Trong những năm gần đây dự án đã bắt đầu được thực hiện và có những thành công bước đầu.
Dựa trên ý tưởng sản xuất bê tông nhẹ sử dụng gáo dừa là sản phẩm phế thải của công nghiệp sản xuất cơm dừa nạo sấy để làm nguyên liệu sản xuất. Sau một vài năm triển khai thực hiện, vừa qua, tiến sĩ Lê Anh Tuấn - giảng viên Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, đại diện nhóm thực hiện dự án, đã tổ chức buổi lễ tổng kết dự án tại xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc.
Dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp từ tiến sĩ Lê Anh Tuấn, từ tháng 7/2010, tác giả Nguyễn Tấn Khoa đã tiến hành triển khai dự án. Sau khi Nguyễn Tấn Khoa nhận được học bổng du học Hàn Quốc, tiến sĩ Lê Anh Tuấn đã trực tiếp đảm nhận việc thi công và hoàn thành dự án này.
Với nguyên liệu chính là gáo dừa phế thải, qua rất nhiều công đoạn, tiến sĩ Lê Anh Tuấn đã tiến hành sản xuất thử nghiệm các tấm bê tông nhẹ - nguyên liệu chính để xây dựng nhà. Sau khi sơ chế, gáo dừa được gia công, đập nhỏ thành hạt nguyên liệu có kích thước tương đương với đá xây dựng cỡ 1cm x 2 cm và được xử lý bằng dung dịch xút để tách các thành phần có hại của gáo dừa, sau đó lại được tiếp tục nhào trộn với xi măng, cát, nước và được tạo hình với kích thước tùy theo yêu cầu của công nghệ nhà lắp ghép. Cuối cùng, những tấm bê tông này sẽ được xây dựng như quy trình xây dựng một căn nhà bình thường.
Với mục đích giải quyết nguồn chất thải công nghiệp cơm dừa nạo sấy, tạo được tấm tường bê-tông thay thế cho vật liệu truyền thống, dự án “Bê-tông nhẹ cốt liệu gáo dừa” không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng của nguyên liệu dừa mà còn giải quyết được việc làm cho địa phương bằng cách tổ chức công nghệ sản xuất tại chỗ.
Đại diện nhóm thực hiện dự án, tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết: “Các tấm bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa rất thích hợp trong việc lắp ghép nhà liên kế, tiền chế vì ưu điểm nổi bật của loại vật liệu này là rút ngắn được thời gian thi công từ 30 - 50%, đồng thời giá thành cũng giảm thường từ 20 - 30% so với bê tông thường. Hơn nữa, việc lắp ghép bằng loại bê tông nhẹ này có thể sử dụng được ở rất nhiều nơi, đặc biệt là những vùng địa chất yếu nhờ tỷ trọng nhẹ hơn bê tông thường. Một ưu điểm nổi bật nữa của các tấm bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa là khả năng cách âm cách nhiệt rất tốt.”
Ông Trần Phong – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Môi trường – Tổng cục Môi trường nhận định: “Bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa có đóng góp rất tốt cho hoạt động bảo vệ môi trường. Sản phẩm này đem lại lợi ích kép vì vừa tận dụng được nguyên liệu địa phương, giảm nguyên liệu khác mà chi phí và giá thành ở mức có thể chấp nhận được”.
Với ý nghĩa thực tiễn cao, có giá trị ứng dụng phù hợp cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, dự án “Bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa” sẽ tiếp tục được nhân rộng để tận dụng nguồn phế thải từ dừa ở địa phương.
TỔNG HỢP:Phan Vũ
Nguồn: TÀI VƯỢNG
Tin tức khác
- Sửa nhà có cần xin giấy phép không?(30-06-2013)
- Thảm bê tông nhựa nóng(19-07-2013)
- Khắc phục hiện tượng nứt bê tông(10-08-2013)
- Bê tông đúc sẵn thành mỏng(30-08-2013)
- Công nghệ bê tông nhẹ Tellus ra nhà mẫu(12-09-2013)
- Bê tông - Phân mác theo cường độ nén(14-10-2013)
- Bê tông... lõi ngô(08-11-2013)
- Vị trí để tủ lạnh hợp phong thủy(26-11-2013)
- Cắt giảm giấy phép xây dựng có khả thi?(06-03-2014)
- Phong thủy trồng hoa trong nhà(21-04-2014)
- Bê tông nhựa là gì?(20-06-2013)
- Cách tiết kiệm chi phí khi xây nhà(18-06-2013)
- Bê tông nhẹ rỗng(12-06-2013)
- Bê tông polystyrol(10-06-2013)
- Bê tông bọt(05-06-2013)
- Chất tạo bọt sản xuất gạch bê tông nhẹ(03-06-2013)
- Xem tuổi xây sửa nhà(31-05-2013)
- Kinh nghiệm sửa chữa mái tôn(29-05-2013)
- Độ sụt của bê tông(28-05-2013)
- Đổ bê tông sàn(22-05-2013)