Sửa nhà có cần xin giấy phép không?
( Chủ nhật 30/06/2013 | Lượt xem: 6133 )
Sanbetong.com - Rất nhiều hộ gia đình đang sinh sống ở Hà Nội rất băn khoăn không biết là sửa nhà có phải xin giấy phép không?
SỬA NHÀ CÓ CẦN XIN PHÉP?
Trong bài viết này chúng tôi san be tong sieu nhe xin cung cấp cho các hộ gia đình thông tin để giải đáp thắc mắc này.
Trước hết, việc phá dỡ công trình phải do đơn vị có năng lực và kinh nghiệm thực hiện, để tránh những rủi ro không đáng có.
– Phương án phá dỡ công trình phải thể hiện được các biện pháp, quy trình phá dỡ; các trang – thiết bị phục vụ phá dỡ, biện pháp che chắn để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, trình tự, tiến độ, kinh phí phá dỡ.
– Trước khi phá dỡ, đơn vị phá dỡ phải thông báo cho UBND cấp xã và các chủ công trình liền kề, lân cận biết.
– Việc phá dỡ phải được giám sát để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Đối với việc xây dựng nhà ở phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi khởi công xây dựng. Do đó, bạn muốn phá dỡ nhà cũ và xây dựng mới thì phải xin giấy phép xây dựng chứ không được xây dựng không phép. Ngoài ra, cũng phải có bản vẽ thiết kế...
Khi có ý định phá dỡ và xây dựng nhà ở thì bạn phải thông báo với các hộ liền kề, lân cận biết và thoả thuận với các chủ công trình đó về việc kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, lân cận. Kết quả của việc kiểm tra này phải được sự thống nhất với các chủ công trình liền kề, lân cận, và khi cần thiết có thể có đại diện UBND cấp xã hoặc của đại diện tổ dân phố chứng kiến và nên lập thành văn bản. Nếu chủ công trình liền kề, lân cận không cho kiểm tra hiện trạng công trình thì bạn cần báo cáo UBND cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố để yêu cầu các chủ công trình này phối hợp với bạn để kiểm tra. Nếu các chủ công trình liền kề, lân cận vẫn không hợp tác kiểm tra thì bạn vẫn thực hiện việc thiết kế, thi công xây dựng nhà ở. Mọi chứng cứ về hư hỏng công trình liền kề, lân cận do chủ các công trình này đưa ra khi không có sự thống nhất với bạn sẽ không được công nhận khi có tranh chấp xảy ra.
TỔNG HỢP: Phan Vũ
Nguồn: TÀI VƯỢNG
Tin tức khác
- Thảm bê tông nhựa nóng(19-07-2013)
- Khắc phục hiện tượng nứt bê tông(10-08-2013)
- Bê tông đúc sẵn thành mỏng(30-08-2013)
- Công nghệ bê tông nhẹ Tellus ra nhà mẫu(12-09-2013)
- Bê tông - Phân mác theo cường độ nén(14-10-2013)
- Bê tông... lõi ngô(08-11-2013)
- Vị trí để tủ lạnh hợp phong thủy(26-11-2013)
- Cắt giảm giấy phép xây dựng có khả thi?(06-03-2014)
- Phong thủy trồng hoa trong nhà(21-04-2014)
- Làm cầu thang sao cho hợp phong thuỷ?(31-05-2015)
- Bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa(24-06-2013)
- Bê tông nhựa là gì?(20-06-2013)
- Cách tiết kiệm chi phí khi xây nhà(18-06-2013)
- Bê tông nhẹ rỗng(12-06-2013)
- Bê tông polystyrol(10-06-2013)
- Bê tông bọt(05-06-2013)
- Chất tạo bọt sản xuất gạch bê tông nhẹ(03-06-2013)
- Xem tuổi xây sửa nhà(31-05-2013)
- Kinh nghiệm sửa chữa mái tôn(29-05-2013)
- Độ sụt của bê tông(28-05-2013)